Nước: Cuộc chiến mới ở Châu Á

Trung Quốc "đói khát" năng lượng, đẩy mạnh chương trình xây đập nước trên thượng nguồn sông Brahmaputra ở Tây Tạng, gây lo ngại về một cuộc chiến nước trong tương lai.

Bức tường nước đổ xuống thành dòng nước lũ chảy dọc theo những hẻm núi hẹp trên dãy Himalaya ở vùng đông bắc Ấn Độ, cuốn trôi đất đá và cây cối. Dòng nước lũ chỉ trong chốc lát đã xóa sạch nhà cửa, của cải và gia súc của họ.

Không ai biết chính xác thảm họa đã xảy ra như thế nào, nhưng mọi người đều biết ai là người chịu trách nhiệm: nước láng giềng Trung Quốc. Akshay Sarkar, một ngư dân ở khu tái định cư, nơi ông sinh sống kể từ trận lũ năm 2000: "Họ không đưa ra bất cứ cảnh báo gì. Điều đó cũng có nghĩa họ có thể sẽ làm như thế một lần nữa”.

Trận lũ lụt năm 2000 được cho là do vỡ một bức tường của đập thủy điện trên một nhánh sông Brahmaputra đã tàn phá ngôi làng của ngư dân Sarkar nhưng Trung Quốc đã không có bất cứ bình luận gì về việc đó.

Cách đó 800km về phía đông, ở miền bắc Thái Lan, Chamlong Saengphet đứng trên sông Mekong và lượm những loài rau có thể ăn được từ lòng sông đang thu hẹp dần với mực nước chỉ đến bắp chân cô. Một người hàng xóm của cô đã bỏ nghề chài lưới do đánh bắt giờ đây quá ít ỏi.

Họ cùng chỉ lên thượng nguồn, về phía Trung Quốc.


Sự đổ lỗi đó, xuất hiện tại các thị trấn ven sông và các thủ đô châu Á từ Pakistan tới Việt Nam xuất phát từ nỗi lo lắng rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình xây đập thủy điện trên tất cả các dòng sông lớn chảy từ cao nguyên Tây Tạng có thể sẽ gây ra các thảm họa thiên nhiên, làm suy thoái các hệ sinh thái và làm chuyển hướng các nguồn cung cấp nước quan trọng.

Một số nhà phân tích và các nhà hoạt động trong lĩnh vực môi trường thậm chí còn đề cập tới vấn đề nước có thể nguyên nhân gây ra những căng thẳng ngoại giao trong tương lai.

Trên 8 con sông bắt nguồn từ Tây Tạng đã có gần 20 đập thủy điện đã hoặc đang được xây dựng, trong khi khoảng 40 đập khác đang được lên kế hoạch hoặc đề xuất.

Không chỉ có Trung Quốc

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất phá vỡ dòng chảy của các con sông trong khu vực. Các nước khác cũng đang làm điều đó với hậu quả thậm chí có khả năng còn tồi tệ hơn. Việc nước này đang kiểm soát những điểm đầu nguồn của các dòng sông và ngày càng dùng chuyện này vào mục đích chính trị đang khiến cho chỉ một mình Trung Quốc là mục tiêu của sự chỉ trích và ngờ vực.

Nhà phân tích Neil Padukone cho nước là “vấn đề lớn nhất có thể gây tranh cãi giữa 2 nước khổng lồ ở châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ”. Nhưng các mối đe dọa có thể còn cao hơn vì 8 con sông bắt nguồn từ Tây Tạng cung cấp nước cho 1,8 tỷ người sống ở các khu từ Pakistan đến châu thổ sông Mekong của Việt Nam.

Những nghi ngờ càng gia tăng khi Bắc Kinh từ chối chia sẻ các thông tin về thủy văn và các số liệu khác. Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đã từ chối ký một hiệp ước quan trọng của Liên hợp quốc năm 1997 về các con sông xuyên quốc gia.

Bắc Kinh không đưa ra bất cứ thông tin nào khi bắt đầu xây dựng 3 đập thủy điện trên sông Mekong - đập đầu tiên hoàn thành năm 1993, cũng như đập Zangmu có kinh phí xây dựng lên 1,2 tỷ USD - đập đầu tiên trên con sông Brahmaputra dài 2.880km. Dự án này bắt đầu tháng 11 năm ngoái và được các phương tiện truyền thông Trung Quốc ca ngợi là “dự án ưu tiên và có tính bước ngoặt”.

Bắc Kinh thường phản đối lại sự chỉ trích bằng cách chỉ ra rằng lượng nước chảy từ các con sông bắt nguồn từ Tây Tạng là bắt nguồn từ những nhánh sông ở dưới hạ lưu, chỉ có 13-16% bắt nguồn từ đất Trung Quốc.

Các quan chức Trung Quốc cũng cho hay các đập thủy điện có lợi cho các quốc gia láng giềng, ngăn chặn hạn hán và lũ lụt bằng cách điều chỉnh dòng chảy và rằng thủy điện giúp giảm khí khải CO2 của Trung Quốc.

Một số nước trong khu vực giờ đây cũng đang xây dựng các thập thủy điện gây tranh cãi. Ủy bang sông Mekong (MRC)- gồm 4 quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, đã bày tỏ những lo ngại không chỉ về các đập thủy điện của Trung Quốc mà còn về hàng loạt con đập khác đã được xây dựng hoặc đang được lên kế hoạch vùng các nước vùng hạ lưu.

Ở phía bắc Ấn Độ, một phong trào đang phản đối các kế hoạch của chính phủ trung ương nhằm xây dựng hơn 160 con đập trong khu vực. Lào và Campuchia cũng đã đưa ra kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện trên sông Mekong, gây ra sự phản đối mạnh mẽ.

Nước: Cuộc chiến năng lượng

Chính phủ Ấn Độ và chính phủ các nước khác đang cố tình đánh giá thấp mọi mối đe dọa bắt nguồn từ nước mình và Trung Quốc. “Tôi được cam đoan rằng (đập thủy điện Zangmu) không phải là một dự án với ý đồ làm thay đổi con sông và tác động tới sự thịnh vượng và lượng nước cung cấp cho các quốc gia ở vùng hạ lưu con sông,” Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Nirupama Rao cho biết sau khi có cuộc gặp gỡ với người đồng nhiệm của Trung Quốc hồi cuối năm ngoái.

Cả chính phủ Ấn Độ lẫn chính phủ Trung Quốc đều không trả lời những câu hỏi cụ thể của hãng thông tấn AP về những đập thủy điện, song Bắc Kinh đang có dấu hiệu tái khởi động các siêu dự án sau một giai đoạn ngừng xây dựng trong vài năm để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về năng lượng và nước, giảm sự phụ thuộc vào than và đưa 300 triệu người dân của họ thoát nghèo.

Trung Quốc đã sẵn sàng xây các đập thủy điện trên dòng sông đến nay vẫn còn hoang sơ là Nộ Giang, ở vùng hạ lưu nó còn có tên là sông Salween. Cách đây 7 năm kế hoạch xây dựng 13 đập thủy điện đã được chuẩn bị song thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ra lệnh ngừng.

Ed Grumbine, một tác giả người Mỹ, hiện đang làm việc tại Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc ở Vân Nam đã lưu ý rằng trong kế hoạch 5 năm lần trước Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu về thủy điện và nay họ đang cố gắng bắt kịp mục tiêu đó trong kế hoạch 2011-2015 khi cố gắng đáp ứng 15% nhu cầu điện từ các nguồn năng lượng không phải là hóa thạch, chủ yếu là thủy điện và điện hạt nhân.

Con số này cho thấy Trung Quốc cần phải xây thêm đập thủy điện: Trung Quốc sẽ cần thêm 140 gigawatt thủy điện thì mới đáp ứng được mục tiêu nói trên. Ngay cả sau khi tất cả các đập thủy điện trên Nộ Giang được hoàn thành thì chúng mới chỉ cung cấp 21 gigawatt.

Nhu cầu về nước của toàn bộ vùng cũng sẽ ngày càng tăng, điều này có lẽ đang gây ra những lo lắng lớn nhất, ấy là Trung Quốc sẽ lấy đi lượng nước rất lớn từ cao nguyên Tây Tạng để dùng cho mục đích của riêng nước họ.

Cũng lưu ý rằng các dòng sông băng trên dãy Himalaya là nơi cung cấp nước cho các con sông thì nay chúng đang tan chảy do khí hậu ấm lên toàn cầu. Ước tính 20 năm tới Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal và Bangladesh sẽ bị mất đi vào khoảng 275 tỉ mét khối nước mỗi năm mà lẽ ra có thể thu hồi lại được.

Nhà phân tích Chellaney tin rằng “vấn đề không phải là Trung Quốc sẽ làm thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra, mà là khi nào”. Ông dẫn lời của các nhà nghiên cứu và quan chức Trung Quốc nói rằng sau năm 2014 Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến hành việc rút bớt nước từ các con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy tới các nước láng giềng của họ. Ông nói rằng một động thái như vậy sẽ chẳng khác gì một sự tuyên bố chiến tranh với Ấn Độ.

Một số khác tỏ ra hoài nghi. Tashi Tsering, một nhà hoạt động môi trường người Tây Tạng tại Đại học British Columbia và cũng là người thường xuyên chỉ trích các chính sách của Trung Quốc, đã cho ý định làm thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra là “một giấc mơ viển vông của một số nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc.”

Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, đặc biệt cá tra dầu sống ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan là mạch sống của hàng chục triệu người dân. Tuy nhiên, số lượng cá này đã giảm mạnh trong những năm gần đây bởi tình trạng đánh bắt quá mức, sự xuất hiện của các đập thủy điện và sự phá hủy môi trường sống, một ngư dân địa phương cho biết.

Phumee Boontom, người đứng đầu ngôi làng Pak Ing tại Thái Lan, cảnh báo: “Nếu Trung Quốc kiểm soát nguồn nước và tiếp tục xây thêm các đập thủy điện, cuộc sống dọc sông Mekong sẽ thay đổi vĩnh viễn”. “Giống như thủy triều của biển vậy, lên và xuống trong cùng một ngày”, ông Phumee nói.

Jeremy Bird, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong nhận thấy có một khuynh hướng đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề liên quan tới nguồn nước, thậm chí vấn đề đó đơn thuần là hậu quả của thiên nhiên. Ông Bird cho rằng ngoại giao là cần thiết và ông tin “sự hợp tác với Trung Quốc đang được cải thiện”.

(Báo Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
  • Mỹ đang đùa với lửa?
  • Châu Âu có thể trông chờ vào Trung Quốc?
  • Trung Quốc: “Tiền nóng” sẽ đè nặng lên nền kinh tế
  • Mây đen khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chưa tan
  • BOJ: Nhật Bản đang suy thoái
  • IMF cảnh báo nguy cơ kinh tế quá nóng của châu Á
  • TTg Ôn Gia Bảo: Sự đi lên của kinh tế Trung Quốc không là mối đe dọa
  • Kinh tế 24h qua: Bão càn quét nước Mỹ
  • IMF: Kỷ nguyên của nước Mỹ sẽ chấm dứt năm 2016
  • IMF: Năm 2016 kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ
  • Mỹ kích thích kinh tế gây tổn thương cho hệ thống ngân hàng
  • Kinh tế Trung Quốc "sập bẫy"
  • Trung Quốc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của 5 ngân hàng lớn nhất
  • Châu Á là trung tâm chiến lược của G20
  • Lạm phát 2011 của Trung Quốc sẽ không vượt quá 5%
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn